Ngoài đến những điểm đến sôi động là các thành phố lớn hoặc nơi có phong cảnh tuyệt vời thì du lịch làng cổ cũng đặc sắc không kém. Cổng làng rêu phong, mái ngói đỏ nhuốm màu thời gian hay cây đa, giếng nước…tạo cho chúng ta khung cảnh làng quê thanh bình. Hôm nay Treviettours xin giới thiệu với các bạn một số làng nghề truyền thống dưới ống kính của tác giả Trần Thi.

Nón làng Chuông
Làng Chuông thuộc huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội với nghề truyền thống làm nón lá có từ hàng trăm nay. Chúng ta cùng về đó vào một ngày chủ nhật cuối thu đúng phiên chợ.Về để được cảm nhận đến tận cùng của sự hoài cổ, xưa cũ và bình dị. Về không chỉ để tận mắt chứng kiến người làng Chuông làm ra những chiếc nón, biểu tượng sự tần tảo, chịu thương, chịu khó của phụ nữ Việt như thế nào mà còn bởi vì:
“Muốn ăn cơm trắng cá trê,
Muốn đội nón đẹp thì về làng Chuông”.
lang-que-pys-travel001
Những ngày thường hoặc sau phiên chợ, mọi người trong làng hay tụ tập nhau thành từng nhóm để khâu nón. Giá thành một chiếc nón từ 10000 đ -100000 đ, người khéo tay một ngày làm được 2 cái nón.
 lang-que-pys-travel002
Không có gì ngạc nhiên nếu như bạn được chứng kiến cảnh này, từ em bé mới đến tuổi đi học đến mái đầu bạc đều có thể khâu nón.
 lang-que-pys-travel001 (1)
Cũng theo các cụ trong làng thì thời hoàng kim của nghề làm nón là vào ba thập niên đầu thế kỷ 20. Nghe kể khi ấy, những chiếc nón lá do các nghệ nhân làng Chuông làm ra còn được chọn làm quà biếu cho các hoàng hậu, công chúa trong cung..
 lang-que-pys-travel004
Để có được một chiếc nón lá đẹp vừa nhẹ lại vừa bền thì khâu chọn lá rất quan trọng. Những chiếc “búp cọ non” mà người làng gọi là lá Lụi được lấy từ Phú Thọ, Thái Nguyên.. về vò trong cát rồi phơi nắng đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc, mỏng tang nhưng phải bền, dai, phẳng, không giòn, không rách..
 lang-que-pys-travel003
Nón Chuông khác với nón Huế vì có thêm lớp mo ở giữa nên cứng cáp hơn. Vòng nón được đặt lên khuôn nón làm bằng tre già có khắc sẵn các khe. Lớp lá nón đầu tiên xếp lên khuôn là lớp trong, lợp một lớp mo nang ở giữa, rồi phủ một lớp lá nón nữa lên trên là lớp ngoài, rồi bắt đầu khâu. Khâu từ chóp xuống, từng mũi một thít chặt. Nón chuông có mười sáu lớp vòng khung. Con số mười sáu là kết quả của kinh nghiệm lựa chọn qua nhiều năm, tạo cho nón Chuông một nét thanh tú, cân đối với gương mặt người đội nón, không quá nhỏ mà cũng không sùm sụp.
 lang-que-pys-travel002 (1)
Như những người phụ nữ nông thôn Việt Nam khác, phụ nữ làng Chuông chịu thương chịu khó và thật hồn hậu. Khi tình cờ nhìn thấy bối cảnh đẹp này tôi xin phép được chụp ảnh và các chị ấy đã rất vui vẻ nhận lời, hơn thế nữa còn rất tự nhiên..
 
Làng Thổ Hà – Bắc Giang
 
Ngôi làng nằm bên con sông được xem là thơ mộng nhất Đồng bằng Bắc bộ, một trong những cái nôi của nghề gốm, nổi tiếng bởi “lối chơi” quan họ độc đáo và hát tuồng từ rất lâu đời..
Dù bây giờ sự ô nhiễm đã làm mất đi sự nên thơ của đoạn sông chảy qua làng, dù cho nghề gốm truyền thống đã bị mai một. Nhưng vẫn còn đó những nét bình dị đặc trưng của thôn quê Việt: cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà gạch rêu phong, những ông cụ, bà cụ tóc bạc phơ móm mém xơi trầu. Đó là làng cổ Thổ Hà thuộc xứ Kinh Bắc cách Hà nội chưa đầy 50km…
 lang-que-pys-travel003 (1)
Từ bột gạo ngoài sản phẩm chính là bánh đa nem, người dân làng Thổ hà còn sản xuất bánh đa vừng và bánh đa dừa. Công việc khá bận rộn, đòi hỏi sự khéo léo và dùng đến rất nhiều xô chậu, nước.
 lang-que-pys-travel005
Những ngày không mưa, quanh làng đâu cũng thấy phơi bánh đa, bánh đa nem và các loại mì.. Các loại bánh đa và mì thường được phơi “nhiều nắng” hơn, còn bánh đa nem được phơi ở chỗ râm vì lọai này mỏng dễ “vỡ”.
 
 lang-que-pys-travel001 (2)
Làng có một con đường chính chạy dọc bờ sông và một đường từ bến đò chính qua cổng và ngôi đình làng. Vuông góc với đường trục chính là các ngõ sâu và hẹp rộng có khi chưa đến 1m.
 
 lang-que-pys-travel004 (1)
Do ba mặt giáp sông nước nên Thổ hà gần như là một hòn đảo. Giao thông đi đến đây chủ yếu bằng đường thủy, trước đây là đò ngang còn bây giờ được thay thế bằng tàu nhỏ khá tiện lợi và an toàn tuy rằng không được lãng mạn cho lắm.
 
 lang-que-pys-travel005 (1)
Hầu hết các hộ dân trong làng làm nghề tráng bánh đa và nuôi lợn. Mỗi hộ nuôi khoảng 5-10 con lợn, do đất chật người đông lợn xen lẫn với khu nhà ở của dân cư thậm chí ngay trong “hầm” nhà. Thật thú vị khi đi dạo quanh làng văng vẳng tiếng ụt ịt không ngớt của đàn lợn nuôi trong mỗi hộ gia đình.
 
 lang-que-pys-travel006
Người dân ở đây rất chân chất và thân thiện, như gia đình làm bánh đa nem này chẳng hạn. Bạn có thể không gặp khó khăn gì khi muốn vào nhà họ chụp ảnh. Chỉ cần “tán đổ” một chú chó canh cửa là “thảm nắng” đã trải để chào đón bạn rồi. 
 lang-que-pys-travel002 (2)
Làng cổ Thổ hà với diện tích hơn 1km2 trước đây chỉ có trên dưới 100 hộ nhưng bây giờ đã hơn 1000. Rất nhiều ngôi nhà cổ đã bị phá dỡ để xây dựng nhà tầng. 
 
Cao Thôn – Tỉnh Hưng Yên.
 
Không biết từ bao giờ thói quen thắp hương trong những ngày lễ, Tết, giỗ chạp để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá Việt. Các cụ ta xưa đã gọi những que hương nhỏ bé ấy bằng một cái tên rất trân trọng, hàm ý giá trị cao đó là nén hương. Cao Thôn thuộc xã Bảo Khê, tỉnh Hưng Yên, cách Hà nội khoảng 60km là một trong những nơi làm nên những giá trị tâm linh ấy.
 lang-que-pys-travel001 (3)
Phơi hương ngày được nắng.
lang-que-pys-travel001 (4)
Hương thành phẩm được phơi trên các tấm phên, còn trước đó các que hương mới sơn màu được phơi như những bó hoa.lang-que-pys-travel006 (1)
Từ tháng 10 trở đi là mùa làm hương sôi động nhất trong năm. 
 lang-que-pys-travel004 (2)
Nhìn đôi tay khéo léo của người thợ phơi bó que hương vừa được sơn xong trông thật thích mắt. 
 lang-que-pys-travel002 (3)
Đúng là như những bông hoa dưới nắng.
 lang-que-pys-travel001 (5)
Những ngày có nắng, hương phơi một hôm, còn khi trời âm u thì phải hai đến ba hôm mới khô.
 lang-que-pys-travel003 (2)
Hầu hết nguyên liệu kể từ những que hương đều được mua từ nơi khác. Người làng chỉ pha chế và sản xuất. Tuy nhiên, do mỗi nhà có bí quyết riêng nên mùi hương không giống nhau. Người ta vẫn nói ngửi mùi là biết hương của nhà ai làm.
 lang-que-pys-travel006 (2)
Làm hương nhúng thật vất vả và vô cùng bụi bặm. Bó que hương được qua bốn lần nhúng nước, ba lần lăn bột và ba lần lăn thùng.
 lang-que-pys-travel005 (2)
Công đoạn đóng gói hương vẫn chủ yếu làm bằng thủ công. Trong những căn nhà có ánh sáng “rất đẹp”, các chị ấy vẫn hàng ngày cần mẫn làm những công việc cuối cùng để mang “hương thơm đến với đời”. Các cụ ta xưa có câu “Thà nằm đất với cô hàng hương còn hơn nằm giường với cô hàng mắm” thật chẳng quá lời chút nào!